K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:

“Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù.”

     

Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

(Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, truyền thuyết)​

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1.0 điểm). Theo em, nhân vật có liên quan đến lịch sử được nhắc đến trong đoạn trên là nhân vật nào? Nhân vật đó được kể trong hoàn cảnh đặc biệt gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Em hãy tìm những chi tiết kì ảo trong đoạn trên, nêu tác dụng của những chi tiết kì ảo đó.

Câu 3 (1.0 điểm). Mị Châu rắc lông ngỗng để Trọng Thủy (là chồng, là con trai của giặc) đuổi theo, vậy nên khi Rùa Vàng kết tội, vua An Dương Vương đã chém đầu con gái Mị Châu. Chi tiết này thể hiện nhà vua là người như thế nào?

Câu 4 (1.0 điểm). Em hãy so sánh hình ảnh Thánh Gióng bay về trời trong truyện "Thánh Gióng" và hình ảnh vua An Dương Vương đi xuống biển trong truyện "An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy".

Câu 5 (1.0 điểm). Xác định nghĩa của từ "đường cùng" trong đoạn trên. Em hãy tìm một từ (cụm từ) khác có nghĩa tương tự?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy viết một bài văn trình bày về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống thông qua văn bản Hai loại khác biệt.

 
0
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

26 tháng 10 2021

câu hỏi hay :))

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

 1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương. 

23 tháng 10 2021

Mị Nương thơ ngây trong sáng, bị Trọng Thủy lừa gạt trộm nỏ diệt thành, rồi lại rắc lông vũ để mua dây buộc mình, hại chết bố ruột là An Dương Vương. Mị Nương cuối cùng đã chết bị hóa thành ngọc trai để rửa sạch mối thù gia tộc.

6 tháng 2 2022

1. Nhân vật liên quan đến lịch sử: An Dương Vương.

Nhân vật được kể trong hoàn cảnh phải bỏ trốn cùng con gái đến bờ biển và tỉnh ngộ sau lời nhắc của thần Kim Quy.

2. Chi tiết kì ảo: ''thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù'' 

Tác dụng: Cho thấy sự thương cảm của nhân dân với sự thủy chung trong mối tình của Mị Châu.

3. Đường cùng: Không còn lối thoát, bị dồn đến mức cuối cùng...

Từ khác: Ép buộc...

6 tháng 2 2022

anh nghĩ cái câu 3 chưa ổn lắm nè

Ép buộc nó là động từ, đường cùng có thể coi là tính từ.

Chúng ta có từ nghĩa tương tự là bất lực, bế tắc, không lựa chọn cũng được nè

PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (6.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     … “ Một năm sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm Lê Lợi – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng...
Đọc tiếp

PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     … “ Một năm sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm Lê Lợi – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

     Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

     Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

                                                         ( Sự tích Hồ Gươm- theo Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1( 2 điểm): Đoạn trích trên  thuộc thể loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết cơ bản về thể loại đó? Kể tên tác phẩm có cùng thể loại?

Câu 2(0,5 điểm): Từ “ le lói” trong câu: “ người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh” là loại từ nào?

 Câu 3( 0,5 điểm): Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân ( Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa Thần, Đức Kim Quy).

Câu 4(2 điểm): Em hãy chỉ ra yếu tố tưởng tượng kì ảo và cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên? Ý nghĩa của chi tiết đó?

Câu 5( 1 điểm): Tai sao truyện có tên Sự tích Hồ Gươm?

PHẦN II: Viết (4,0 điểm)

     Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.

1
14 tháng 3 2022

Câu 1 : thể loại : truyền thuyết

`-` Dấu hiệu nhận biết : Truyền thuyết là các loại truyện dân gian, lịch sử và liên quan đến quá khứ.

`-` Tác phẩm : Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh,..

Câu 2 : Từ loại : tính từ

Câu 3 :

2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân ( Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa Thần, Đức Kim Quy) : An Dương Vương và thành Cổ Loa, con Rồng cháu Tiên

Câu 4 :

Kì ảo :

- Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”

-Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống.

Cốt lõi lịch sử : 

-Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

-Giặc Minh, Lê Lợi, địa danh hồ Tả Vọng – hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm.

Câu 5 : Vì truyện muốn nói lên sự hình thành của Hồ Gươm(Hồ Hoàn Kiếm), đồng thời thể hiện sự ca ngợi tính chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .

Phần II :

Tham khảo:

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.” Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa…Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 bên dưới:Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 bên dưới:

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ.

(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1:(1.0 điểm) Đoạn trích trên là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: (0.5 điểm) Tại sao nhân vật trong đoạn trích trên mượn dòng Hoàng Giang để giải tỏ tấm lòng của mình?

Câu 3: (0.5 điểm) Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám.

Câu 4: (1.0 điểm) Sau khi nói lời trên nhân vật đã gieo mình xuống sông. Hành động đó có ý nghĩa gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):

Câu 5: (7.0 điểm) Từ đoạn ngữ liệu em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) bàn về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

0
Bài tập 2:  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏiBấy  giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: Mẹ ra mời sứ giả vào đây. Sứ giả vào, đứa bé bảo: Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan...
Đọc tiếp

Bài tập 2:  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Bấy  giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: Mẹ ra mời sứ giả vào đây. Sứ giả vào, đứa bé bảo: Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.                  (Thánh Gióng)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

2. Nêu nội dung chính của đoạn văn

3. Giải nghĩa các từ: sứ giả, xâm phạm, kinh ngạc

4. Chỉ ra các từ ghép có trong đoạn văn

5. Chỉ ra 3 cụm danh từ, 3 cụm động từ có trong đoạn văn trên

6. Nêu ý nghĩa của các chi tiết sau

-  tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước

-  Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt, bay về trời.

giúp mk vs ạ

1
27 tháng 2 2022

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự.

2. Nội dung chính của đoạn trích: Trong tình thế nguy cấp của đất nước, Thánh Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.

3. Sứ giả: người có chức vụ, thực hiện một trọng trách nào đó.

xâm phạm: động đến quyền lợi, chủ quyền của đất nước khác.

kinh ngạc: ngạc nhiên đến sửng sốt.

4. Từ ghép: xâm phạm, bờ cõi, lo sợ, sứ giả, tài giỏi, đứa bé, con ngựa, roi sắt, áo giáp, phá tan,kinh ngạc, mừng rỡ.

5. 3 cụm danh từ: người tài giỏi, một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt; 3 cụm động từ: xâm phạm bờ cõi nước ta, tìm người tài giỏi cứu nước, sẽ phá tan lũ giặc.

6. Ý nghĩa của chi tiết tiếng nói đầu đời là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước: thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước.

Ý nghĩa của chi tiết đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt, bay về trời: chi tiết này cho thấy đây là người anh hùng vô tư, không màng danh lơi. Chi tiết này thể hiện sự bất tử hóa người anh hùng, thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhân dân đối với người anh hùng.

13 tháng 3 2022

cô ơi câu 5 con góp ý là cụm danh từ còn lũ giặc nữa ạ

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bảy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nho đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chăm lại. Đúng ở mạn thuyền. vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên minh...
Đọc tiếp

 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bảy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nho đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chăm lại. Đúng ở mạn thuyền. vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên minh tự nhiên động đây. Con Rùa Vàng không sợ người, nho đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Vua dâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm dưới đây nước, người ta vẫn còn thấy vật gì đó sáng lấp lối dưới mặt hồ xanh. Từ đó. Hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

(Trích Sự tích Hồ Gươm).

 

Câu 1. Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 2 Trong đoạn trích, chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, đâu là chi tiết hoang đường kỳ ảo?

 Câu 3:

a) Xác định và nêu chức năng của trạng ngữ trong câu: "Từ đó, họ Tả Vọng bắt đầu mang tên hồ Gươm hơn hỗ Hoàn Kiểm."

 b) Giải thích tên “hồ Hoàn Kiếm "? Tìm thêm hai từ ghép Hán Việt có yếu tố "hoàn.

Câu 4:Đoạn trích trên kể lại sự việc gì? Ý nghĩa của sự việc đó?.

1
12 tháng 5 2022

Câu 1:Ngôi kể thứ 3

PTBD chính :Tự sự

Câu 2:

chi tiết liên quan đến lịch sử:

Một năm sau khi đuổi giặc Minh

yếu tố kì ảo  :

Rùa không sợ người

Rùa vàng nổi lên mặt nước nói

Câu 3:

TN:Từ đó

Chức năng:Chỉ thời gian

giải thích tên "Hồ Hoàn Kiếm"

"Hồ Hoàn Kiếm" là hồ mà Lê Lợi đã hoàn lại gươm cho long quân

Câu 4:

Đoạn trích trên kể lại sự việc mà rùa vàng nhô đầu lên và bảo Lê Lợi hoàn lại kiếm cho long quân

Ý nghĩa của sự việc đó:Ca ngợi tính chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .

 

ĐỀ 5 Phần đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay...
Đọc tiếp

undefinedĐỀ 5 Phần đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” a, Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? b, Nội dung của đoạn trích trên là gì? c, Cho biết những câu in đậm trong đoạn trích trên thuộc loại câu gì? Phân tích đặc điểm hình thức và chức năng của chúng?

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...] (Vũ Quần Phương) Câu 1: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Trình bày tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Văn bản được viết theo thể thơ nào? Xác định PTBĐ của văn bản. Câu 3: Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? Câu 4: Trong văn bản được gợi nhắc từ đoạn văn trên có hai câu: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ấy. Câu 5 : Hãy trình bày bài học rút ra từ văn bản em vừa tìm được trong câu 1- Đọc- hiểu
1
9 tháng 2 2021

bn trình bày câu hỏi rõ hơn đc ko?

I. Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời,...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

79
14 tháng 5 2021

C1: Miêu tả

C2: td của dấu ba chấm là ngụ ý còn nhiều loại chim khác ko liệt kê hết được.

C3: Những loài chim vào mỗi buổi sáng

 câu 1:

-PTBĐ: miêu tả, tự sự

 câu 2:

-Tác dụng: tỏ ý còn nhiều loài chim nữa chưa được liệt kê hết

 câu 3:

-Nội dung: miêu tả vẻ đẹp của khu vườn và những chú chim trong vườn vào những buổi sáng